Toàn bộ xe kinh doanh vận tải thông thường từ 10 tấn trở lên, kể cả xe của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đa ngành nghề đang được dự kiến sẽ chịu sự quản lý Nhà nước về điều kiện kinh doanh vận tải.
 
Đưa xe tải trên 10 tấn vào diện quản lý để đảm bảo an toàn và hạn chế chở quá tải  Ảnh: Thùy Sinh
Đưa xe tải trên 10 tấn vào diện quản lý để đảm bảo an toàn và hạn chế chở quá tải 

48.000 xe vận tải lớn ngoài “vòng” quản lý

Sửa đổi Nghị định 91 của Thủ tướng Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Bộ GTVT dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào diện quản lý toàn bộ các xe vận tải hạng thông thường từ 10 tấn trở lên, chứ không chỉ riêng xe container của doanh nghiệp kinh doanh vận tải (KDVT) như hiện nay. Nhà nước cũng sẽ quản lý điều kiện KDVT của các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành có ngành nghề vận tải, ông Khuất Việt Hùng - Vụ trưởng Vụ Vận tải Bộ GTVT vừa cho biết.

Theo ông Hùng, Luật GTĐB và Nghị định 91 đã có quy định, nhưng lâu nay, về hàng hóa, mới quản lý xe vận chuyển container và doanh nghiệp chuyên KDVT hàng hóa bằng container. Chưa quản xe vận tải thông thường và chưa quản doanh nghiệp có KDVT trong kinh doanh đa ngành.
 
"Lâu nay chỉ doanh nghiệp chuyên kinh doanh vận tải mới bị quản lý về điều kiện kinh doanh. Còn những doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, trong đó có cả kinh doanh vận tải chưa bị quản lý lại đang sở hữu quá nửa số phương tiện chở hàng hóa đang chạy trên đường. Để đảm bảo an toàn, hạn chế chở quá tải trọng, cần đưa vào quản lý cả 2 đối tượng này”.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ
Hiện số lượng doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong đó có ngành nghề vận tải hàng hóa rất lớn nhưng không bị buộc phải đáp ứng các điều kiện và không phải xin cấp giấy phép KDVT hàng hóa của các Sở GTVT. Có không dưới 48.000 xe vận tải hạng nặng loại từ 10 tấn trọng tải trở lên của các doanh nghiệp này, chiếm tới 50% số lượng xe trên 10 tấn đang lưu thông. Tuy số lượng xe lớn như vậy tham gia giao thông nhưng hiện quản lý Nhà nước không giám sát được về các điều kiện bảo đảm an toàn.
Ông Nguyễn Văn Huyện - Chánh Thanh tra Bộ GTVT cũng cho rằng, hiện có nhiều doanh nghiệp lớn, kinh doanh đa ngành nghề trong đó có ngành nghề vận tải hàng hóa. Ví dụ các doanh nghiệp có ngành nghề chính là xây lắp, sản xuất xi măng, sản xuất giấy... trong giấy đăng kí kinh doanh có đăng kí cả ngành nghề vận tải. Và thực tế, mỗi doanh nghiệp cũng có từ vài chục tới vài trăm xe vận tải lớn, chuyên vận chuyển thiết bị, vật liệu, sản phẩm. 

Theo ông Huyện, việc xe vận tải hàng hóa, nguyên vật liệu của các doanh nghiệp này hiện nay không được quản lý về điều kiện KDVT chính là kẽ hở của Nghị định 91 hiện hành. Hiện nay, họ quản lý an toàn thế nào, bố trí người lái theo giờ giấc làm việc có tuân theo Luật GTĐB không, tải trọng và tốc độ xe ra sao... hiện vẫn bị thả nổi. 
Giám sát thế nào?

Theo bà Phạm Thị Phượng - Phó Chánh Văn phòng Bộ GTVT, với những doanh nghiệp đa ngành nghề, có đội phương tiện vận tải, thì cần phải kiểm tra xem nếu giấy đăng kí kinh doanh của họ có cả ngành nghề vận tải thì cần phải đưa vào nghị định mới quản lý.

Về cách quản điều kiện vận tải các doanh nghiệp này, theo bà Phượng, cần yêu cầu doanh nghiệp cũng phải có Giấy phép KDVT của các Sở GTVT cấp, phải đáp ứng các điều kiện về kinh doanh vận tải như với các doanh nghiệp chuyên vận tải khác.

Theo ông Khuất Việt Hùng, với việc xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 91 về Điều kiện KDVT bằng xe ô tô lần này, thì các doanh nghiệp, HTX, hộ KDVT hàng hóa bằng xe có trọng tải từ 10 tấn trở lên phải có đủ các điều kiện quy định về KDVT hàng hóa thông thường. 

Cũng theo dự thảo này, để điều kiện KDVT hàng hóa thông thường, ngoài các quy định về đăng kí, đăng kiểm, niên hạn xe... còn phải đáp ứng các điều kiện gồm có: Đơn vị kinh doanh phải có đăng kí KDVT (do Sở GTVT cấp), xe phải được lắp thiet bi dinh vi giám sát hành trình định vị oto, dinh vi xe may trước 31/12/2015...

Dự thảo sẽ được Bộ GTVT lấy ý kiến các bộ, ngành, các địa phương và Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam trước khi hoàn chỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
xem thêm: dinh vi xe may, thiết bị định vị

0 nhận xét:

Chúng tôi trên Facebook


Popular Posts

liên kết blog

Cung cấp Dinh vi xe hoi tot nhat

Blogger news

Blogroll