Bắt đầu chỉ với 2 bàn tay trắng và ước mơ làm được cái gì đó thiết thực cho xã hội đến nay anh  Đào Thanh Anh đã trở thành giám đốc Công ty điện tử Bình Anh, chuyên sản suất thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) ở Việt Nam.

Công ty Điện tử Bình Anh là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp thiết bị, hệ thống quản lý giám sát hành trình cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên toàn quốc.

Cũng vì thế nên doanh nhân Đào Thanh Anh luôn phải bận rộn với những chuyến công tác dài ngày và những hợp đồng cung cấp thiết bị bạc tỉ. Gặp được anh là một điều không đơn giản. Sau 3 lần lỡ hẹn tôi cũng may mắn được trò chuyện cùng vị doanh nhân trẻ thành đạt này.

Là giám đốc điều hành của một công ty lớn, nhưng Doanh nhân Đào Thanh Anh tỏ ra rất từ tốn và giản dị. Phòng họp của công ty cũng là nơi làm việc và tiếp khách của vị giám đốc trẻ tuổi này. Theo anh “Mình càng gần gũi với anh em thì hiệu quả công việc càng cao”. Nói chuyện với anh người ta cảm thấy anh là một người hết sức khiêm tốn. Anh không bao giờ tự nhận mình là người thành đạt, anh chỉ cho rằng mình đã đi đúng hướng, thành quả ngày hôm nay là do sự nỗ lực của toàn bộ anh em trong công ty.  

Từ kỹ sư công nghệ thành người giám sát giao thông

“Thời điểm vừa tốt nghiệp năm 1998, chẳng bao giờ mình mơ đến ngày hôm nay. Lúc ấy, ước mơ lớn nhất của mình là một gia đình nhỏ xinh ở Thủ Đô”. Đó là những lời tâm sự rất thật của vị doanh nhân trẻ tuổi về cái thời bỡ ngỡ ôm mơ ước “còm” vào đời.

Với tấm bằng kỹ sư điện tử viễn thông loại ưu, chàng kỹ sư trẻ nhanh chóng tìm được một công việc ổn định trong Viện Nghiên cứu khoa học. Thế nhưng qua 8 năm làm việc, với những đề tài nghiên cứu lớn nhỏ. Anh nhận ra rằng để một đề tài khoa học được áp dụng vào thực tiễn phải mất cả một quá trình, có khi cả một đời nghiên cứu cũng không mang lại điều gì cho xã hội. Vì thế, anh bắt đầu ấp ủ một cái gì đó có ý nghĩa thực tiễn, gần gũi với đời sống. Anh trăn trở, tìm kiếm những sản phẩm công nghệ hữu ích cho xã hội.



Cũng rất tình cờ, trong một lần về thăm quê nhà ở Hà Tĩnh, chàng kỹ sư đã chứng kiến cảnh xe khách “hành” khách như thế nào. Khách hàng vốn được coi thượng đế của doanh nghiệp, vậy mà khi đã lên xe lại bị biến thành tù nhân của họ. Anh nhớ như in hình ảnh những chiếc xe dù, bến cóc thản nhiên đua tốc độ trên đường, thản nhiên dừng đón trả khách, nhồi nhét khách… và cũng ngần ấy lần anh chứng kiến những vụ tai nạn giao thông thảm khốc trên QL 1A. Trong khi đó cánh lái xe cứ như những con bệnh nhờn thuốc. Bất chấp luật pháp và tính mạng hành khách, họ vẫn ngang nhiên vi phạm luật giao thông trong sự bất lực lực lượng chức năng.

Hộp đen “Made in Viet Nam”

Từ đó, cái ý tưởng mơ hồ về hệ thống quản lý xe khách đã được hình thành. Qua 3 tháng mầy mò tìm kiếm, cuối cùng chàng kỹ sư Đào Thanh Anh cũng hiện thực hóa được “liều thuốc đặc trị” cho bệnh xe dù, bến cóc. Chiếc hộp đen và hệ thống quản lý phương tiện thông qua thiết bị định vị vệ tinh là giải pháp tối ưu nhất.

Vào thời điểm đó, ở Việt Nam hộp đen vẫn là thiết bị hoàn toàn mới đối với các loại phương tiện vận tải đường bộ. Do thiết bị này phải nhập khẩu hoàn toàn, kể cả việc lắp đặt và chuyển giao công nghệ quản lý đều phải phụ thuộc vào đơn vị phân phối. Vì thế, nó luôn khả năng của doanh nghiệp vận tải trong nước.

Để thực hiện ý tưởng của mình, anh ngày đêm nghiên cứu các loại thiết bị tiên tiến của nước ngoài. Từ công nghệ của họ, anh tìm kiếm linh kiện để chế tạo ra sản phẩm của riêng mình. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng kỹ sư Đào Thanh Anh cũng có được chiếc hộp đen như ý.

 


Có được sản phẩm rồi anh lại loay hoay tìm nơi thử nghiệm. Việc này cũng khó chẳng kém việc chế tạo sản phẩm. Anh nói: “Người ta từ chối vì chẳng ai dám mang mình ra làm vật thí nghiệm cả”. Tưởng như sản phẩm của anh sẽ bị chìm vào quên lãng giống như những đề tài khoa học trước đây. Nhưng may thay trong lúc khó khăn ấy, một ông chủ doanh nghiệp vận tải có cùng mong muốn như anh đã đồng ý cho anh lắp đặt thử nghiệm thiết bị lên chiếc xe của ông. Trời chẳng phụ lòng người, thành công đã mỉm cười với anh. Hệ thống giám sát hành trình đầu tiên “made in Viet Nam” ra đời như thế.

Biến tiền triệu thành bạc tỉ

Trong chặng đường trở thành doanh nhân, khó khăn lớn nhất đối với người kỹ sư trẻ là nguồn vốn. Số tiền tiết kiệm ít trong những năm làm tại viện chẳng thể giúp anh thành lập công ty. Anh lại chạy đôn, chạy đáo vay gia đình, bạn bè… Năm 2007 công ty điện tử Bình Anh được thành lập với số vốn ban đầu chỉ là 60 triệu đồng.



Với phương châm lấy uy tín, chất lượng và dịch vụ chăm sóc khách làm đầu, doanh nhân Đào Thanh Anh và công ty điện tử Bình Anh từng bước tạo được tiếng vang trên thị trường.  Khách hàng tìm đến đặt mua thiết bị định vị ô tô của anh ngày một nhiều. Quy mô công ty cũng vì thế được mở rộng. Đến nay sản phẩm của công ty đã có mặt trên khắp 3 miền đất nước. Thông qua 3 chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng và TP. HCM cùng hệ thống 50 đại lý trải khắp cả nước khách hàng có thể dễ dàng được tiếp cận bộ sản phẩm giám sát hành trình tiên tiến.

Từ 60 triệu đồng ban đầu, đến nay nguồn vốn của công ty đã lên đến trên 60 tỷ chưa kể giá trị hạ tầng hiện có. Còn bộ sản phẩm giám sát hành trình đã tích hợp trên 200 tính năng phục vụ cho hoạt động quản lý giám sát các loại phương tiện vận tải.

“Tiếng lành đồn xa” nhận thấy lợi ích từ việc lắp đặt bộ thiết bị này, nhiều doanh nghiệp vận tải đã đặt mua và lắp đặt hệ thống giám sát phương tiện vận tải. Đến thời điểm này đã có trên 600 hãng vận tải xe khách, xe buýt, xe tải và gần 50 hãng taxi sử dụng dịch vụ này.

Công ty điện tử Bình Anh là đơn vị đầu tiên sản xuất lắp ráp thiết bị giám sát hành trình phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (Thông tư 08/2011.

Theo doanh nhân Đào Thanh Anh: “Bí quyết thành công không đơn giản là có trong tay bộ sản phẩm ưu việt mà sự tin cậy của khách hàng mới là điều cốt lõi”. Vì thế, khi Chính Phủ ban hành nghị định quy định về việc bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với ô tô tham gia về hoạt động kinh doanh vận tải, hàng loạt các doanh nghiệp vận tải đã tìm đến bộ sản phẩm của công ty.

4 năm để thành một doanh nhân, đó là một quãng thời gian ngắn kỷ lục mà ít ai có thể làm được. Chưa bằng lòng với thành công hiện giờ, doanh nhân Đào Thanh Anh vẫn miệt mài tìm kiếm những giải pháp mới mong muốn góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển của ngành GTVT.. Anh nguyện gắn bó cả đời với nó bởi đó không chỉ là kinh doanh mà còn là niềm đam mê, tình yêu cháy bỏng với nghiệp “giám sát hành trình”.

Trong công văn số 6323/BGTVT-VT, Bộ trưởng đã yêu cầu CBCNV Ngành GTVT gương mẫu sử dụng và vận động người thân sử dụng xe buýt tối thiểu 1 ngày/tuần. Tuy nhiên, sau một thời gian chấp hành, không ít người đã thấy quá nhiều bất cập của loại phương tiện này.

Người viết bài này đã mục sở thị xe buýt 3 lần trong một tuần. Nỗi ám ảnh, thậm chí hãi hùng vẫn còn nguyên vẹn.Có một thực tế là hành khách không bao giờ từ chối loại phương tiện công cộng vừa rẻ lại vừa tiện dụng như xe buýt. Chỉ với 3.000 đồng/lượt và 80.000 đồng/tháng, bạn có thể đi đến nhiều nơi trong thành phố. Nhưng cái được từ việc đi xe buýt không thể sánh với những mất mát về thời gian vì phải chờ đợi, chen lấn xô đẩy, chưa kể nỗi hãi hùng bởi nạn móc túi, sàm sỡ trên xe buýt… 


Qua thực tế cho thấy, hành khách sử dụng xe buýt chủ yếu là học sinh, sinh viên và người lao động ngoại tỉnh. Họ là những người không có phương tiện cá nhân, lịch làm việc cố định và dư giả về quỹ thời gian… nên mới có thể sử dụng xe buýt. Những đối tượng khác chỉ chiếm rất ít trên xe buýt.
Thế nhưng nhiều bạn học sinh, sinh viên khi được hỏi đã cho biết, họ cũng rất ngại đi xe buýt. Nhưng không còn cách nào tốt hơn nên đành phải đồng hành cùng xe buýt.

Chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát nhanh với một số hành khách trên 4 tuyến buýt: 34, 36, 14 và 24. 100% ý kiến khẳng định rằng: xe buýt hiện nay không thể đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách vào giờ cao điểm. Cùng với việc xe buýt thường xuyên trễ giờ, bỏ bến thì thái độ phục vụ của lái xe và nhân viên bán vé cũng là vấn đề họ nhắc đến nhiều nhất.
Bạn Vũ Văn Dương, sinh viên trường ĐH Mở HN thường xuyên đi học trên tuyến Buýt số 24 phàn nàn: “Nhiều lần chứng kiến thái độ thiếu lịch sự của tài xế và nhân viên thu vé mình cảm thấy rất bất bình. Hành khách lên xe trả tiền to bị họ đuổi xuống, người say xe xin đứng lên trên thì bị họ quát, khách lên chậm thì họ chửi… mình đi xe phải trả tiền chứ có phải đi xin đâu”.

Bạn Hồng Trang, một hành khách quen thuộc của xe buýt số 34 cũng cho rằng: “Xe buýt càng ngày càng đông và phải đợi lâu, nhiều lần mình phải chứng kiến thái độ thiếu lịch sự của tài xế và nhân viên thu vé, thậm chí họ còn nói những câu tục tĩu”. Trang lấy ví dụ luôn: “Một lần khách đang lên xe theo lối xuống thì bị nhân viên bán vé đạp xuống và chửi đổng vì vị khách này lên xe sai quy định. Vậy mà ngay sau đó, lái xe lại đón khách lên bằng cửa xuống”.
Anh Trần Quang Bôn, hành khách trên xe 36 phản ánh: lúc đông khách, phụ xe thường tỏ vẻ bực dọc, khó chịu với hành khách, không ít lần anh còn chứng kiến phụ xe, lái xe vô lễ với hành khách lớn tuổi. Đặc biệt, có lần anh chứng kiến một ông cụ gần 70 tuổi bị lái xe bắt đi quá 2 chặng vì không biết bấm đèn”.


Tình trạng tương tự vẫn diễn ra vào sáng 14/10, trên tuyến Buýt số 36 mang biển kiểm soát 30S-32xx đi từ Linh Đàm lên Yên Phụ. Thỉnh thoảng lái xe lại chửi thề những chủ phương tiện khác vì bị cản đường, tạt đầu. Khi đến điểm dừng gần ngã tư Minh Khai - Trương Định lái xe vừa đón khách vừa giục: “Nhanh lên! Nhanh lên! Còn ngoái xem đám ma nữa. Mai thì đến lượt mày…”. Còn phụ xe khi bán vé cho một cô gái thì anh ta mỉa mai “Có vài nghìn lẻ còn vo viên. Bố khỉ!”.
Một tình trạng khác được hành khách phản ánh là chuyện dừng đón trả khách sai quy định của xe buýt. Theo quy định lái xe chỉ được đón trả khách tại các điểm dừng, nhà chờ và chỉ khi xe dừng hẳn và không còn hành khách lên xuống xe mới được phép chuyển bánh. Thế nhưng tất cả các lái xe buýt đều phớt lờ quy định này, họ đóng mở khách tùy tiện đến mức nhiều hành khách bị kẹp người, hành lý ở cửa xe. Năm 2010, một nữ sinh trường ĐH Công Đoàn cũng rơi vào tình trạng tương tự. Chân của cô gái bị mắc kẹt ở cửa xe buýt khi xe đang chuyển bánh, kết quả hành khách bị xe buýt kéo lê 1 đoạn và bị cán nát đùi trái.


Ghi nhận tại điểm dừng Cầu Mọc trên đường Láng vào 7 giờ tối ngày 14/10, hàng loạt xe buýt số 16, 24 ,27 đã không dừng lại đón khách. Tình trạng này kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ làm nhiều hành khách không đủ kiên nhẫn phải bắt xe ôm về nhà.
Đặc biệt, lúc 18h30, xe buýt số 16 đi hướng Mỹ Đình – Giáp Bát, đến Ngã Tư Sở bỗng nhiên quay đầu và yêu cầu toàn bộ hành khách xuống xe. Một hành khách trên xe cho biết: “đây không phải là lần đầu tiên khách lên xe đã mua vé đi trọn tuyến bị đuổi xuống giữa đường, tuần trước cũng trên tuyến này tình trạng tương tự đã xảy ra”.
Đáng lưu ý, khi xe quay đầu chưa hết tuyến, cả lái xe và nhân viên bán vé đều không hề thông báo nguyên nhân cho hành khách; hành khách đã mua vé cũng không được hoàn lại tiền.

Ngoài ra, nhiều hành khách sợ đi xe buýt vì những tệ nạn đang tồn tại như: trộm cắp, móc túi, sàm sỡ của các đối tượng giải danh hành khách... Đây cũng là nguyên nhân khiến gây ảnh hưởng xấu đến việc chấp hành chủ trương của Bộ trưởng.
Trường hợp của anh B, một cán bộ của Cục Đường sắt Việt Nam là một ví dụ. Từ khi Bộ có công văn yêu cầu CB, CVN ngành GTVT đi xe buýt ít nhất 1 lần/ tuần, anh đã gương mẫu chấp hành. Thật không may cả 2 đi xe buýt anh đều bị mất cắp. Lần thứ nhất anh mất ví tiền và toàn bộ giấy tờ tùy thân, lần thứ 2 khi vừa lên xe buýt tại trạm Trung chuyển Cầu Giấy chiếc điện thoại của anh đã không cánh mà bay. Câu chuyện của anh B đã trở thành giai thoại làm cho hầu hết mọi người trong cơ quan đều “sợ” đi xe buýt.
Tại các trạm trung chuyển lớn như Cầu Giấy, Long Biên, bọn côn đồ còn táo tợn đến mức lao vào chen lấn, xô đẩy hành khách để cướp giật tư trang, ví tiền, điện thoại… khi hành khách bước lên xe. Trong khi đó, lái xe, phụ xe vẫn thản nhiên đóng cửa cho xe chạy tiếp. Thái độ thờ ơ của nhân viên nhà xe là khó có thể chấp nhận, làm như vậy phần nào đã tiếp tay cho kẻ gian hoành hành. Cũng đồng nghĩa với việc làm cho hành khách quay lưng lại với xe buýt.

Để từng bước thay đổi bộ mặt của xe buýt tôi xin đề xuất một vài giải pháp như sau:

1. Ngoài việc tăng cường thêm xe vào giờ cao điểm. Ở những điểm tập trung đông hành khách các Công ty vận tải xe buýt nên tính đến việc bổ sung một số xe giảm tải, xe tăng cường giữa tuyến nhằm giải quyết tình trạng hành khách phải xếp thành hàng dài chờ xe.

2. Tổng công ty vận tải Hà Nội nên mở đường dây nóng, niêm yết số điện thoại, địa chỉ email để tiếp nhận thông phản hồi của hành khách.

3. Giao trách nhiệm cho lái xe, phụ xe đảm bảo an ninh trật tự trên xe. Thành lập tổ bảo vệ tại các điểm Trung chuyển lớn và tổ tuần tra trên xe buýt để bắt các đối tượng chuyên trộm cắp, móc túi giao cho lực lượng chức năng xử lý.

4. Lăp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) trên xe buýt để theo dõi hoạt động của từng xe, ngăn chặn trình trạng đón trả khách sai quy định hoặc hoạt động sai đường, tuyến.

5. Bộ GTVT, Tổng công ty vận tải Hà Nội nên khen thưởng, động viên kịp thời những ý kiến đóng góp xây dựng chất lượng dịch vụ hành khách cho xe buýt ngày càng tốt hơn.

xem thêm: http://dinhvixehoivietglobal.jimdo.com

Chúng tôi trên Facebook


Popular Posts

liên kết blog

Cung cấp Dinh vi xe hoi tot nhat

Blogger news

Blogroll