Trong công văn số 6323/BGTVT-VT, Bộ trưởng đã yêu cầu CBCNV Ngành GTVT gương mẫu sử dụng và vận động người thân sử dụng xe buýt tối thiểu 1 ngày/tuần. Tuy nhiên, sau một thời gian chấp hành, không ít người đã thấy quá nhiều bất cập của loại phương tiện này.

Người viết bài này đã mục sở thị xe buýt 3 lần trong một tuần. Nỗi ám ảnh, thậm chí hãi hùng vẫn còn nguyên vẹn.Có một thực tế là hành khách không bao giờ từ chối loại phương tiện công cộng vừa rẻ lại vừa tiện dụng như xe buýt. Chỉ với 3.000 đồng/lượt và 80.000 đồng/tháng, bạn có thể đi đến nhiều nơi trong thành phố. Nhưng cái được từ việc đi xe buýt không thể sánh với những mất mát về thời gian vì phải chờ đợi, chen lấn xô đẩy, chưa kể nỗi hãi hùng bởi nạn móc túi, sàm sỡ trên xe buýt… 


Qua thực tế cho thấy, hành khách sử dụng xe buýt chủ yếu là học sinh, sinh viên và người lao động ngoại tỉnh. Họ là những người không có phương tiện cá nhân, lịch làm việc cố định và dư giả về quỹ thời gian… nên mới có thể sử dụng xe buýt. Những đối tượng khác chỉ chiếm rất ít trên xe buýt.
Thế nhưng nhiều bạn học sinh, sinh viên khi được hỏi đã cho biết, họ cũng rất ngại đi xe buýt. Nhưng không còn cách nào tốt hơn nên đành phải đồng hành cùng xe buýt.

Chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát nhanh với một số hành khách trên 4 tuyến buýt: 34, 36, 14 và 24. 100% ý kiến khẳng định rằng: xe buýt hiện nay không thể đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách vào giờ cao điểm. Cùng với việc xe buýt thường xuyên trễ giờ, bỏ bến thì thái độ phục vụ của lái xe và nhân viên bán vé cũng là vấn đề họ nhắc đến nhiều nhất.
Bạn Vũ Văn Dương, sinh viên trường ĐH Mở HN thường xuyên đi học trên tuyến Buýt số 24 phàn nàn: “Nhiều lần chứng kiến thái độ thiếu lịch sự của tài xế và nhân viên thu vé mình cảm thấy rất bất bình. Hành khách lên xe trả tiền to bị họ đuổi xuống, người say xe xin đứng lên trên thì bị họ quát, khách lên chậm thì họ chửi… mình đi xe phải trả tiền chứ có phải đi xin đâu”.

Bạn Hồng Trang, một hành khách quen thuộc của xe buýt số 34 cũng cho rằng: “Xe buýt càng ngày càng đông và phải đợi lâu, nhiều lần mình phải chứng kiến thái độ thiếu lịch sự của tài xế và nhân viên thu vé, thậm chí họ còn nói những câu tục tĩu”. Trang lấy ví dụ luôn: “Một lần khách đang lên xe theo lối xuống thì bị nhân viên bán vé đạp xuống và chửi đổng vì vị khách này lên xe sai quy định. Vậy mà ngay sau đó, lái xe lại đón khách lên bằng cửa xuống”.
Anh Trần Quang Bôn, hành khách trên xe 36 phản ánh: lúc đông khách, phụ xe thường tỏ vẻ bực dọc, khó chịu với hành khách, không ít lần anh còn chứng kiến phụ xe, lái xe vô lễ với hành khách lớn tuổi. Đặc biệt, có lần anh chứng kiến một ông cụ gần 70 tuổi bị lái xe bắt đi quá 2 chặng vì không biết bấm đèn”.


Tình trạng tương tự vẫn diễn ra vào sáng 14/10, trên tuyến Buýt số 36 mang biển kiểm soát 30S-32xx đi từ Linh Đàm lên Yên Phụ. Thỉnh thoảng lái xe lại chửi thề những chủ phương tiện khác vì bị cản đường, tạt đầu. Khi đến điểm dừng gần ngã tư Minh Khai - Trương Định lái xe vừa đón khách vừa giục: “Nhanh lên! Nhanh lên! Còn ngoái xem đám ma nữa. Mai thì đến lượt mày…”. Còn phụ xe khi bán vé cho một cô gái thì anh ta mỉa mai “Có vài nghìn lẻ còn vo viên. Bố khỉ!”.
Một tình trạng khác được hành khách phản ánh là chuyện dừng đón trả khách sai quy định của xe buýt. Theo quy định lái xe chỉ được đón trả khách tại các điểm dừng, nhà chờ và chỉ khi xe dừng hẳn và không còn hành khách lên xuống xe mới được phép chuyển bánh. Thế nhưng tất cả các lái xe buýt đều phớt lờ quy định này, họ đóng mở khách tùy tiện đến mức nhiều hành khách bị kẹp người, hành lý ở cửa xe. Năm 2010, một nữ sinh trường ĐH Công Đoàn cũng rơi vào tình trạng tương tự. Chân của cô gái bị mắc kẹt ở cửa xe buýt khi xe đang chuyển bánh, kết quả hành khách bị xe buýt kéo lê 1 đoạn và bị cán nát đùi trái.


Ghi nhận tại điểm dừng Cầu Mọc trên đường Láng vào 7 giờ tối ngày 14/10, hàng loạt xe buýt số 16, 24 ,27 đã không dừng lại đón khách. Tình trạng này kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ làm nhiều hành khách không đủ kiên nhẫn phải bắt xe ôm về nhà.
Đặc biệt, lúc 18h30, xe buýt số 16 đi hướng Mỹ Đình – Giáp Bát, đến Ngã Tư Sở bỗng nhiên quay đầu và yêu cầu toàn bộ hành khách xuống xe. Một hành khách trên xe cho biết: “đây không phải là lần đầu tiên khách lên xe đã mua vé đi trọn tuyến bị đuổi xuống giữa đường, tuần trước cũng trên tuyến này tình trạng tương tự đã xảy ra”.
Đáng lưu ý, khi xe quay đầu chưa hết tuyến, cả lái xe và nhân viên bán vé đều không hề thông báo nguyên nhân cho hành khách; hành khách đã mua vé cũng không được hoàn lại tiền.

Ngoài ra, nhiều hành khách sợ đi xe buýt vì những tệ nạn đang tồn tại như: trộm cắp, móc túi, sàm sỡ của các đối tượng giải danh hành khách... Đây cũng là nguyên nhân khiến gây ảnh hưởng xấu đến việc chấp hành chủ trương của Bộ trưởng.
Trường hợp của anh B, một cán bộ của Cục Đường sắt Việt Nam là một ví dụ. Từ khi Bộ có công văn yêu cầu CB, CVN ngành GTVT đi xe buýt ít nhất 1 lần/ tuần, anh đã gương mẫu chấp hành. Thật không may cả 2 đi xe buýt anh đều bị mất cắp. Lần thứ nhất anh mất ví tiền và toàn bộ giấy tờ tùy thân, lần thứ 2 khi vừa lên xe buýt tại trạm Trung chuyển Cầu Giấy chiếc điện thoại của anh đã không cánh mà bay. Câu chuyện của anh B đã trở thành giai thoại làm cho hầu hết mọi người trong cơ quan đều “sợ” đi xe buýt.
Tại các trạm trung chuyển lớn như Cầu Giấy, Long Biên, bọn côn đồ còn táo tợn đến mức lao vào chen lấn, xô đẩy hành khách để cướp giật tư trang, ví tiền, điện thoại… khi hành khách bước lên xe. Trong khi đó, lái xe, phụ xe vẫn thản nhiên đóng cửa cho xe chạy tiếp. Thái độ thờ ơ của nhân viên nhà xe là khó có thể chấp nhận, làm như vậy phần nào đã tiếp tay cho kẻ gian hoành hành. Cũng đồng nghĩa với việc làm cho hành khách quay lưng lại với xe buýt.

Để từng bước thay đổi bộ mặt của xe buýt tôi xin đề xuất một vài giải pháp như sau:

1. Ngoài việc tăng cường thêm xe vào giờ cao điểm. Ở những điểm tập trung đông hành khách các Công ty vận tải xe buýt nên tính đến việc bổ sung một số xe giảm tải, xe tăng cường giữa tuyến nhằm giải quyết tình trạng hành khách phải xếp thành hàng dài chờ xe.

2. Tổng công ty vận tải Hà Nội nên mở đường dây nóng, niêm yết số điện thoại, địa chỉ email để tiếp nhận thông phản hồi của hành khách.

3. Giao trách nhiệm cho lái xe, phụ xe đảm bảo an ninh trật tự trên xe. Thành lập tổ bảo vệ tại các điểm Trung chuyển lớn và tổ tuần tra trên xe buýt để bắt các đối tượng chuyên trộm cắp, móc túi giao cho lực lượng chức năng xử lý.

4. Lăp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) trên xe buýt để theo dõi hoạt động của từng xe, ngăn chặn trình trạng đón trả khách sai quy định hoặc hoạt động sai đường, tuyến.

5. Bộ GTVT, Tổng công ty vận tải Hà Nội nên khen thưởng, động viên kịp thời những ý kiến đóng góp xây dựng chất lượng dịch vụ hành khách cho xe buýt ngày càng tốt hơn.

xem thêm: http://dinhvixehoivietglobal.jimdo.com

0 nhận xét:

Chúng tôi trên Facebook


Popular Posts

liên kết blog

Cung cấp Dinh vi xe hoi tot nhat

Blogger news

Blogroll