Theo thông tư 08/2011/TTBGTVT ra ngày 8/3/2011 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, kể từ ngày 1/7/2011, tất cả xe kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 500 km trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container sẽ phải gắn thiết bị hộp đen, hay còn gọi là thiết bị giám sát hành trình GPS cho ô tô.


Hộp đen là gì?


Hộp đen (hay còn gọi là Hộp đen đa năng hoặc hop den GPS) được hiểu là hộp lưu trữ thông tin được gắn trên các phương tiện giao thông vận tải và được thiết kế đặc biệt phù hợp riêng với từng loại phương tiện khác nhau. Một trong số đó là hộp đen máy bayhộp đen ô tô.


hộp đen


Các loại hộp đen bao gồm những loại nào?

Hộp đen máy bay là hộp lưu trữ thông tin của chuyến bay có vỏ làm bằng vật liệu siêu cứng chống va đập, không bắt lửa. Kích thước của nó khoảng 20x30cm, người ta thiết kế để đặt ở một nơi an toàn nhất trên máy bay, cho dù có gặp bất cứ sự cố tai nạn như thế nào thì hộp đen vẫn còn nguyên vẹn, phục vụ công tác thu thập dữ liệu trước khi sảy ra tan nạn máy bay, giúp tìm ra nguyên nhân xảy ra tai nạn và ngay cả trong điều kiện hoạt động bình thường hộp đen của máy bay giúp người quản lý rút kinh nghiệm sau mỗi chuyến bay thông qua thông tin thu thập được từ hộp đen.


Hộp đen ghi lại hoạt động của tất cả các máy bay từ khi bắt đầu cất cánh. Nó cung cấp các chỉ dẫn về sự di chuyển về tốc độ, về độ cao của máy bay,... Mỗi thông tin hiện lên dưới dạng đường lỗ trong một dải kim loại mỏng. Thiết bị ghi này được đặt chắc chắn trong một chiếc hộp để chống va đập, rất kín và không bắt lửa. Trong trường hợp tai nạn nó vẫn được bảo vệ nguyên vẹn. Ngoài ra hộp đen còn được trang bị một hệ thống dẫn cho phép xác định vị trí của nó.
Trong buồng lái của phi công trên máy bay cũng có một thiết bị ghi âm các cuộc nói chuyện của tổ bay. Thiết bị ghi âm này và hộp đen giúp xác định được nguyên nhân tai nạn, ngay cả khi chuyến bay không còn một ai sống sót và giúp tăng độ an toàn của máy bay.

Hộp đen ô tô hay còn gọi là hộp đen GPS, thiết bị định vị oto , hay thiết bị giám sát hành trình. Thiết bị này có kích thước khoảng 4 x10cm được thiết kế chắc chắn, có vỏ bằng kim loại chống va đập và chống sốc, phù hợp với điều kiện nhiệt độ cao khoảng 70 - 80 độ C, phù hợp trong điều kiện thời thiết khắc nghiệt. Hộp đen định vị toàn cầu GPS cho ôtô được gắn bên trong xe, nó kết nối với hệ thống server quản lý online qua SMS/GPRS/GPS giúp người dùng có thể quản lý phương tiện của mình thông qua máy tính hoặc điện thoại có kết nối Internet. Mọi thông số về vị trí, tốc độ, quãng đường di chuyển, điểm dừng đỗ, đóng mở cửa, nhiên liệu… đều được hiện thị trên màn hình máy tính của người quản lý 24/24h, mọi lúc, mọi nơi trên thế giới. Mọi thông tin dữ liệu của phương tiện đều được lưu trữ trên máy chủ server, và bên trong hộp đen trong thời gian 3 tháng gần nhất.


Ngoài ra còn có hộp đen xe máy hay còn gọi là thiết bị định vị xe máy
 Ngày nay, việc áp dụng lắp hộp đen GPS trong quản lý và giám sát phương tiện là một việc làm cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý giao thông công cộng, giúp người quản lý doanh nghiệp quản lý, định vị, giám sát phương tiện của mình được thuận tiện, mọi lúc, mọi nơi.


xem thêm : dinh vi xe hoi

Ngày 4.7, Thanh tra Sở GTVT đã tiến hành kiểm tra thiết bị giám sát hành trình - dinh vi oto đối với các xe ô tô khách tuyến cố định hoạt động tại bến xe Miền Đông. Hơn một chục xe khách được kiểm tra trong buổi sáng đều có gắn hộp đen, nhưng phần lớn  việc gắn hộp đen chỉ để làm cảnh, bởi nó không hoạt động hoặc không trích xuất được dữ liệu.
Thanh tra Sở GTVT kiểm tra hàng loạt xe khách (93N 1299, 93B 00117, 93B 00077…) chạy tuyến TPHCM – Bình Phước và ghi nhận các xe đều chấp hành tốt việc  lắp đặt hộp đen theo quy định.  Dù hộp đen được lắp đặt, song trên xe lại thiếu “Bảng trạng thái thiết bị và hướng dẫn in đổi tài” theo quy định.

Ông Đàm Phan Phát - Đội trưởng Đội Thanh tra GTVT số 1 – cho rằng,  lẽ ra ngoài thiết bị hộp đen, trên xe phải có “Bảng trạng thái thiết bị và hướng dẫn in đổi tài”, nhằm cung cấp số điện thoại của thiết bị để đăng nhập phục vụ trích xuất dữ liệu và hướng dẫn các lệnh in, cú pháp nhắn tin khi đổi tài…

Thanh tra Sở GTVT đăng nhặp hộp đen để trích xuất dữ liệu kiểm tra.

Khi lực lượng kiểm tra hỏi thì các tài xế đều lơ mơ  như gà mờ không biết gì. Tài xế xe 93B 00117, Nguyễn Văn Phụng phản ánh: “Em cứ nghĩ chủ xe lắp đặt thiết bị này là hoàn hảo rồi, tụi em chỉ yên tâm chạy thôi, chứ đâu biết và đâu được hướng dẫn gì về mấy chi tiết kỹ thuật  liên quan đến lệnh in, cú pháp đổi tài hay số điện thoại đăng nhập thiết bị”.

Theo quy định ngoài hộp đen, trên xe phải có “Bảng trạng thái thiết bị và hướng dẫn lệnh in”, để phục vụ trích xuất dữ liệu, in dữ liệu, cú pháp nhắn tin khi đổi tài.

Sau đó, các lái xe gọi điện liên hệ với các đơn vị lắp đặt thiết bị định vị oto này, chủ xe để được cung cấp số điện thoại đăng nhập thiết bị hộp đen phục vụ việc trích xuất dữ liệu. Đáng nói là khi lực lượng thanh tra đăng nhập số điện thoại thiết bị theo như lái xe, nhà xe cung cấp thì  80- 90% số xe được kiểm tra cũng không thể trích xuất  được dữ liệu. Có lái xe, yêu cầu phải nổ máy xe mới có thể trích xuất được, nhưng thực tế vẫn… “pó tay”.

Một số hộp đen sau khi đăng nhập  và in được thì  dữ liệu lại không đúng yêu cầu. Đối với những hộp đen hoạt động bình thường, khi trích xuất và in dữ liệu sẽ cho các thông tin như: Biển kiểm soát xe, tên lái xe, giấy phép lái xe, số seri hộp đen, số lần mở cửa, số lần vượt tốc độ…Trên thực tế kiểm tra trích xuất dữ liệu một số xe cho ra các thông tin sai lệch không đúng yêu cầu…

Thông tin được trích xuất từ một số hộp đen bị lỗi hoặc không đúng yêu cầu.

Ông Đàm Phan Phát - Đội trưởng Đội Thanh tra GTVT số 1 cho rằng, việc này cho thấy không ít nhà xe lắp đặt thiet bi dinh vi chỉ để đối phó, chứ chưa cài đặt những thông tin, thông số bắt buộc lưu giữ trong thiết bị.

Các trường hợp vi phạm bị lập biên bản xử phạt hành chính 2,5 triệu đồng và tạm giữ giấy phép lái xe 30 ngày.
xem thêm : dinh vi xe may

Bắt đầu từ hôm nay (6.7), Thanh tra giao thông và CSGT Công an Bình Thuận tiến hành kiểm tra và xử phạt ô tô không gắn thiết bị giám sát hành trình (còn gọi là thiet bi dinh vi oto) hoặc có mà không hoạt động.

Sáng qua 5.7, Sở GTVT và Công an Bình Thuận đã tổ chức tập huấn về cách thao tác kiểm tra dinh vi oto, kiểm tra dữ liệu, truy cập trên mạng bằng máy vi tính xách tay, in kết quả từ hộp đen... cho lực lượng CSGT và Thanh tra giao thông. Thượng tá Trần Văn Nghĩa, Trưởng phòng CSGT (PC67) Công an Bình Thuận, cho biết: "Từ nay việc kiểm tra tốc độ và hành trình của xe khách sẽ đơn giản hơn vì theo quy định tất cả các xe phải có hộp đen. CSGT chỉ cần có máy vi tính, máy in cầm tay và mở hộp đen của chính chiếc xe đó ra là có thể in ngay kết quả mà không cần bắn máy đo tốc độ như trước đây”. Ông Huỳnh Ninh Thạch, Chánh thanh tra Sở GTVT Bình Thuận nói, theo quy định tất cả các loại xe khách, vận tải hàng hóa nếu không gắn hộp đen sẽ bị xử phạt hành chính, mức phạt 2 - 3 triệu đồng và tạm giữ bằng lái 30 ngày. Trong trường hợp kiểm tra phát hiện hộp đen không hoạt động cũng bị xử phạt. 

Còn tại Đồng Nai, ông Dương Mạnh Hưng, Chánh thanh tra Sở GTVT cho biết, qua kiểm tra phát hiện rất nhiều xe có gắn hộp đen nhưng chưa đạt chuẩn như thiết bị chưa có tem hợp quy, chưa có cổng kết nối với máy in chiết xuất dữ liệu, chưa niêm yết bảng hướng dẫn sử dụng, trên các hộp đen chưa có số sim để ghi dữ liệu về số xe, tài xế xe, thời gian chạy của tài xế, tốc độ xe, số lần đóng mở cửa. Cũng theo ông Hưng, Thanh tra giao thông đã phối hợp với CSGT và Cảnh sát quản lý về TTXH thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát trên QL51, QL20, QL1. Ngoài ra, đoàn liên ngành còn thường xuyên tổ chức kiểm tra tại các bến xe, các tuyến đường trong tỉnh; lập các đoàn thanh tra chuyên ngành đến các hợp tác xã kiểm tra việc lắp hộp đen...


Đường “tử thần” vẫn vượt tốc độ

Ông Lê Bảy, cán bộ Phòng Quản lý vận tải và người lái (Sở GTVT Bình Thuận) cho biết, ngày 2.7, Sở GTVT có công văn gửi HTX vận tải Phan Thiết đề nghị phải có hình thức kiểm điểm tài xế xe khách 86H-1525. Vì qua quan sát hộp đen đã phát hiện xe này lưu thông qua xã Sông Phan (H.Hàm Tân, nơi từng xảy ra vụ TNGT làm chết 7 người, bị thương 9 người vào ngày 11.5) chạy với vận tốc 90 km/giờ trong khi đoạn đường này chỉ cho phép 70 km/giờ. Tương tự, Sở cũng gửi công văn đề nghị HTX vận tải Hàm Thuận Bắc kiểm điểm tài xế xe khách 86B-003.25 khi chiếc xe này lao với tốc độ 103 km/giờ tại quãng đường thuộc địa phận 2 xã Phan Thanh, Hồng Thái (H.Bắc Bình) trong khi vận tốc chỉ cho phép 50 km/giờ. Đây là cung đường từng xảy ra nhiều vụ TNGT chết người của H.Bắc Bình.

Sở GTVT Bình Thuận cũng phát văn bản cảnh báo Công ty TNHH vận tải Phương Uyên (có trụ sở tại H.Tuy Phong) vì chiếc xe giường nằm của công ty này chở 47 hành khách nhưng liên tục vi phạm tốc độ.

Xem chi tiết về định vị oto, dinh vi xe may

Chúng tôi trên Facebook


Popular Posts

liên kết blog

Cung cấp Dinh vi xe hoi tot nhat

Blogger news

Blogroll